GÓC chia sẻ “Phun sơn đồ chơi trẻ em có độc hại không?”

Đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu của trẻ nhỏ. Để món đồ chơi thêm phần bắt mắt, nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn cách tự tay sơn tại nhà. Vậy phun sơn đồ chơi trẻ em có độc hại không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

phun-son-do-choi-tre-em-co-doc-hai-khong-1
Phun sơn đồ chơi có độc hại nếu bạn không sử dụng bảo hộ

Tác hại của phun sơn đồ chơi trẻ em không đúng cách

Phun sơn không đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tăng nguy cơ bị các bệnh về da, hô hấp, tim mạch.

Tăng nguy cơ mắc bệnh về da

Sơn là một hỗn hợp có chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân. Khi sơn tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây tổn thương lớp biểu bì, dẫn đến viêm da. Các triệu chứng viêm da do sơn có thể là:

  • Da đỏ: Vùng da tiếp xúc với sơn bị đỏ, sưng.
  • Ngứa: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại một vị trí và lan dần.
  • Nổi mẩn: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước.
  • Khô da: Da bị khô, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí chảy máu.
phun-son-do-choi-tre-em-co-doc-hai-khong-2
Da tay rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với sơn

Bệnh về đường hô hấp gia tăng

Nếu bạn không sử khẩu trang, mặt nạ chống khí độc và sơn trong phòng kín sẽ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân do sơn chứa nhiều hóa chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs – Volatile Organic Compounds) và các hạt bụi mịn.

Các VOCs khi hít vào có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến viêm mũi, viêm họng, ho, khó thở. Các hạt bụi mịn trong sơn có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây tổn thương các tế bào phổi, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Đó là lý do phun sơn trẻ em có độc hại.

phun-son-do-choi-tre-em-co-doc-hai-khong-3
Khó thở, đau vùng họng là biểu hiện của hít quá nhiều sơn

Sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng

Đối với tim mạch, phun sơn đồ chơi trẻ em có độc hại không? Câu trả lời là có. Khi bạn hít vào, oxy trong không khí đi vào phổi và khuếch tán trong mao mạch phổi. Máu chứa oxy được tim bơm đến các tế bào. Nếu trong oxy có chứa các chất độc hại lấy từ sơn sẽ xâm nhập vào máu và gây tổn thương các mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh và tăng huyết áp xuất hiện. Mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng khí sơn độc bạn hít vào.

phun-son-do-choi-tre-em-co-doc-hai-khong-4
Khí độc trong sơn có thể lẫn vào trong máu, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về máu, tim mạch

Lưu ý để phun sơn đồ chơi trẻ em an toàn

Đồ chơi là vật dụng trẻ em tiếp xúc mỗi ngày. Do đó các phụ huynh khi sơn đồ chơi cần lưu ý một số điều sau để bảo đảm sức khỏe của bạn và trẻ nhỏ.

  • Chọn loại sơn có thành phần tự nhiên, ít hóa chất độc hại.
  • Sử dụng súng phun sơn để đẩy nhanh quá trình sơn đồ chơi trẻ em.
  • Khi phun sơn, bạn cần đeo khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay để bảo vệ da và đường hô hấp.
  • Phun sơn ở nơi thoáng mát, có nhiều gió để giảm thiểu tích tụ nồng độ hóa chất.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ hóa chất bám trên da.
  • Nếu gặp phản ứng với sơn, bạn hãy chủ động liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.
phun-son-do-choi-tre-em-co-doc-hai-khong-5
Súng phun sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp bạn sơn nhanh và hiệu quả

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ phun sơn đồ chơi trẻ em có độc hại không. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng hộ khi sơn.