Phun sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện

Với sự phát triển không ngừng trong sản xuất hiện nay, công nghệ phun sơn tĩnh điện đang ngày càng trở nên phổ biến. So với phương pháp sơn thủ công thông thường, công nghệ sơn tĩnh điện có gì khác biệt mà lại được ưa chuộng đến vậy?

phun-son-tinh-dien
Tại sao phun sơn tĩnh điện lại trở thành cơn “sốt”?

Xem thêm:

Tìm hiểu về phun sơn tĩnh điện

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua “phun sơn tĩnh điện”. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết về công nghệ phun sơn hiện đại này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công nghệ sơn này.

Phun sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ phun sơn tĩnh điện có tên gốc trong tiếng anh là Electro Static Power Coating  Technology. Được phát minh đầu tiên bởi tiến sĩ Erwin vào những năm 1950, qua nhiều cải tiến và phát triển, sơn tĩnh điện ngày càng được hoàn thiện hơn theo thời gian.

Nguyên lý hoạt động của phun sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện được sử dụng để bảo vệ các vật liệu thô, máy móc hoặc các chi tiết khó tiếp cận. So với phương pháp sơn truyền thống thông thường, phun sơn tĩnh điện tạo ra liên kết ion giữa bột sơn và vật liệu phủ do đó có khả năng liên kết và bám dính tốt hơn.

Quá trình phun sơn tĩnh điện được thực hiện bởi loại súng phun sơn đặc biệt. Bột sơn tĩnh điện được đun nóng tích điện dương tại đầu kim phun, sau đó đi qua đây và theo dòng điện để tới bề mặt cần phun sơn mang điện tích âm. Nhờ trái dấu điện cực, bột sơn sẽ bám vào quanh bề mặt. Quá trình này giúp các hạt sơn tiếp cận được đến những vị trí ngóc ngách nhất đồng thời rải đều trên toàn bộ bề mặt.

phun-son-tinh-dien-1
Phun sơn ô tô cũng là 1 dạng phun sơn tĩnh điện

Phân loại phun sơn tĩnh điện

Thông thường, sơn tĩnh điện được chia làm 2 loại bao gồm sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt. Phun sơn tĩnh điện được ứng dụng phun sơn ô tô, phun sơn cho máy móc, thiết bị,…

  • Sơn tĩnh điện khô (dạng bột): Là quy trình phun bột tĩnh điện không pha trực tiếp lên các bề mặt như sắt, thép, inox,…. Quy trình phun sơn tĩnh điện khô là quy trình khép kín của hệ thống sơn tĩnh điện, bao gồm 4 bước cơ bản từ khâu xử lý bề mặt cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm.
  • Sơn tĩnh điện ướt (dạng dung môi): Là việc sử dụng dung môi để làm sơn cho gỗ, nhựa, bề mặt kim loại,…
phun-son-tinh-dien-2
Sơn tĩnh điện được chia thành 2 dạng: dạng khô và dạng ướt

Ưu điểm của phun sơn tĩnh điện

Phun sơn tĩnh điện là công nghệ sơn ra đời dựa vào những tiến bộ của khoa học. Cho nên, công nghệ này mang những đặc điểm nổi trội hơn những phương pháp sơn thông thường.

Về chất lượng:

  • Sau khi được sấy khô, sơn tĩnh điện tạo ra lớp sơn bảo vệ cứng hơn nhiều so với các loại sơn khác trên thị trường. Hơn nữa, lớp sơn này còn có khả năng bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi nhiều tác nhân như hóa chất, thời tiết,…
  • Sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên hoàn toàn an toàn với môi trường cũng như người dùng trong quá trình sử dụng. Đây là ưu điểm lớn nhất của loại sơn này so với những sản phẩm sơn khác trên thị trường.
phun-son-tinh-dien-3
Xét về chất lượng và tính kinh tế, phun sơn tĩnh điện cho hiệu quả công việc cao hơn hẳn

Về kinh tế

  • Bột sơn dư trong quá trình phun sơn sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho lần sau. Nhờ vậy, người dùng có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí nguyên vật liệu cho những lần sau tới.
  • Sơn tĩnh điện không yêu cầu lớp sơn lót và có khả năng làm sạch dễ dàng những khu vực sơn không đạt yêu cầu mà không tốn quá nhiều thời gian.

Quy trình phun sơn tĩnh điện đúng chuẩn bao gồm những bước nào?

Vậy quá trình phun sơn tĩnh điện chuyên nghiệp gồm những bước cơ bản nào? Không cần qua quá nhiều công đoạn phun sơn như các quy trình sơn thông thường khác, phun sơn tĩnh điện bao gồm 4 bước cơ bản: xử lý bề mặt, phun sơn tĩnh điện, sấy khô sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm.

Bước 1: Xử lý bề mặt

  • Bất cứ quá trình phun sơn nào cũng yêu cầu vệ sinh bề mặt trước khi tiến hành sơn nhằm tăng độ bám dính cho lớp sơn sau này.
  • Tại bước này, các vết bám trên bề mặt như gỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn,… sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng những dung dịch hóa chất chuyên dụng theo hệ thống palang điện.
  • Sau khi được làm sạch, bề mặt sẽ được đưa vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền để làm khô bề mặt.
phun-son-tinh-dien-4
Vệ sinh bề mặt sạch sẽ trước khi tiến hành phun sơn

Bước 2: Phun sơn tĩnh điện

  • Công đoạn phun sơn tĩnh điện đòi hỏi phải sử dụng buồng phun sơn tự động để đạt được chất lượng công việc tốt nhất. Buồng sơn bao gồm những thiết bị, máy móc hiện đại như súng phun sơn, vòi phun, đèn chiếu sáng, quạt mát,…
  • Tay súng phun sơn cần được đặt vuông góc và cách vật cần sơn 10 – 15cm đối với phun tay và 20 – 25cm đối với sơn tự động.

Bước 3: Sấy khô sản phẩm

  • Sau khi trải qua quá trình phun sơn tĩnh điện, sản phẩm sẽ được di chuyển vào lò sấy với nhiệt độ 180 – 200 độ C trong 10 phút. Lò sấy thường được làm nóng bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc nguyên liệu đốt.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm

  • Sau khi hoàn thiện quy trình sấy, sản phẩm sẽ được chuyển đến công đoạn đóng gói để bảo vệ bề mặt sơn khỏi va chạm, tránh trầy xước.
phun-son-tinh-dien-5
Trước khi bàn giao cho khách, sản phẩm cần được kiểm tra lại lần cuối

Hy vọng những thông tin về phun sơn tĩnh điện mà Điện Máy Lucky mang đến sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0934.423.166 – 097.369.8910 hoặc qua trực tiếp 617 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp.