Cấu tạo máy nén khí piston – Tất tần tật từ a đến z

Ngày nay, máy nén khí piston là dòng được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cấu tạo của nó như thế nào. Hãy cùng điện máy Lucky khám phá cấu tạo máy nén khí piston qua bài viết dưới đây.

Cau Tao May Nen Khi Piston 1
Cấu tạo máy nén khí piston

Cấu tạo máy khí nén piston

Máy nén khí piston có đa dạng sự lựa chọn khác nhau từ dòng máy nén gia đình (máy nén khí 6l, máy nén khí 9l) cho đến các dòng máy nén công nghiệp 500l. Máy nén khí 6l là loại máy nén có dung tích nhỏ nhất trong các loại máy nén khí piston. Dù là máy nén khí 6l, máy nén khí 9l hay máy nén 500l đều có cấu tạo giống nhau.

Hầu hết các dòng máy nén khí piston có hình dáng gọn, kết cấu vừa, khối lượng nhẹ giúp người dùng dễ dàng di chuyển và không tốn nhiều diện tích đặt thiết bị. Cấu tạo máy nén khí piston bao gồm các bộ phận sau:

  • Bình chứa: hay còn gọi là bình tích áp, là một trong những bộ phận quan trọng nhất làm nên cấu tạo máy nén khí piston. Công dụng dễ nhận biết nhất của bình là khả năng lưu trữ cung cấp cho quá trình hoạt động của máy. Ngoài ra bình chứa còn có khả năng bảo vệ máy sấy khí nén và tách nước một phần trong khí nén.
    Cau Tao May Nen Khi Piston 2
    Bình chứa máy nén khí piston
  • Mô tơ: Là bộ phận rất quan trọng của máy nén khí, có chức năng điều khiển trục vít chuyển động bằng cách biến đổi từ động năng thành điện năng.
    Cau Tao May Nen Khi Piston 3
    Mô tơ máy nén khí piston
  • Xi lanh: Là bộ phận của cấu tạo máy nén khí piston có vai trò tạo lập một không gian hút và nén khí để cung cấp cho các thiết bị.
Cau Tao May Nen Khi Piston 4
Xi lanh máy nén khí piston
  • Đồng hồ đo áp: hiển thị áp lực của máy, giúp người vận hành dễ dàng kiểm soát áp suất trong suất quá trình máy hoạt động.
    Cau Tao May Nen Khi Piston 3 Compressed
    Đồng hồ đo áp máy nén khí piston
  • Hệ thống van: Bao gồm: van xả nước, van an toàn, van một chiều nhằm đảm bảo chất lượng khí tốt, tránh han gỉ cho các chi tiết máy và an toàn trong quá trình vận hành.
    Cau Tao May Nen Khi Piston 5
    Hệ thống van máy nén khí piston
  • Đầu nén: Là bộ phận không thể thiếu tạo nên cấu tạo máy nén khí piston. Thông thường đầu nén sẽ bao gồm: piston nén khí, ống dẫn khí ra, bộ lọc khí vào,… Đây là nơi diễn ra các hoạt động, quá trình nén không khí.
    Cau Tao May Nen Khi Piston 6
    Đầu nén máy nén khí piston
  • Lọc gió: là bộ phận có chức năng ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài đi vào cụm đầu nén của máy trong quá trình hoạt động.
    Cau Tao May Nen Khi Piston 7
    Lọc gió máy nén khí piston

Ngoài những bộ phận nêu trên còn có một  số chi tiết phụ cấu tạo nên máy nén khí piston như: tay kéo, bánh xe, kim chỉ áp, mắt thăm dầu,…

Cau Tao May Nen Khi Piston 8
Cấu tạo máy nén khí piston

Ưu nhược điểm của máy khí nén piston

Với cấu tạo máy nén khí piston như trên, các dòng khí nén piston có những ưu, nhược điểm điển hình như sau.

Ưu điểm của máy nén khí piston

  • Thiết kế gọn nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích cất chứa, trọng lượng khá nhẹ, có nhiều dòng máy được trang bị bánh xe di chuyển tiện lợi.
  • Hiệu suất làm việc khá tốt: máy nén khí piston có thể tạo ra áp suất lớn lên đến 1000kg/cm2 có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc của nhiều ngành nghề khác nhau: sửa chữa, bảo dưỡng, y tế,…
  • Tiện lợi khi thay thế phụ tùng: cấu tạo máy nén khí piston khá đơn giản với nhiều thiết bị tách rời, dễ dàng thay thế như: bộ lọc khí, bộ lọc dầu, van tiết lưu, van áp suất,…
  • Giá thành phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Cau Tao May Nen Khi Piston 9.1
Máy nén khí piston Pegasus

Nhược điểm của máy khí nén piston

  • Lưu lượng khí nén cung cấp không cao: các dòng máy nén khí piston có thể cung cấp lượng khí nén đúng hiệu suất mà nhà sản xuất đưa ra chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Rung động mạnh: do cấu tạo máy nén khí piston có các khối lượng tịnh tiến qua lại nên máy nén khí piston hoạt động không cân bằng, còn xảy ra hiện tượng rung lắc.
Cau Tao May Nen Khi Piston 10
Máy nén khí piston Puma

Phân loại máy nén khí piston

Hiện nay các dòng khí nén piston được chia làm hai loại: máy nén khí có dầu và máy nén khí không dầu. 

Đặc điểm Máy nén khí không dầu Máy nén khí có dầu
Đặc điểm
  • Loại máy này vẫn sử dụng dầu trong quá trình vận hành nhưng phần cấu tạo hộp trục khuỷu không có dầu
  • Là loại máy nén khí có sử dụng dầu bôi trơn giúp làm mát trong quá trình tạo nén khí.
Ưu điểm
  • Khí tạo ra từ dòng máy này có độ sạch cao, không lẫn mùi dầu.
  • Tiết kiệm chi phí thay dầu, vệ sinh máy thường xuyên
  • Không tốn chi phí cho bộ lọc
  •  Máy chạy êm ái hơn.
  • Độ bền máy cao: các chi tiết cấu tạo máy nén khí piston có dầu được bôi trơn bởi dầu máy vì vậy khả năng vận hành ổn định, các chi tiết máy trơn tru cho độ bền lâu dài.
  • Giá rẻ hơn so với loại không dầu
  • Tuổi thọ máy cao.
Nhược điểm
  • Tuổi thọ máy không cao bằng các dòng máy có dầu
  • Cấu tạo máy nén khí piston không dầu mang lại khả năng làm mát của máy kém
  • Giá thành máy cao hơn so với dòng có dầu.
  • Tốn thời gian, chi phí để thay dầu, thay thế, vệ sinh các bộ lọc định kỳ
  • Khí tạo ra còn lẫn mùi dầu, độ sạch không cao như dòng không dầu
Ứng dụng
  • Y tế: khử trùng thiết bị, rửa vỏ thuốc,…
  • Nha khoa: xì nước, khoan, hàn răng,…
  • Dược phẩm: đóng gói thuốc, rửa các nguyên vật liệu,…
  • Thực phẩm: đóng gói, khử trùng,…
  • Phòng thí nghiệm: vệ sinh dụng cụ thí nghiệm,…
  • Chăm sóc, bảo dưỡng xe: xì khô, rửa xe, bơm hơi,…
  • Xây dựng: Khoan tường, đục lỗ, vận chuyển bê tông,…
  • Khu vui chơi, giải trí: đu quay, bơm phao, thuyền hơi,…
  • Nghệ thuật: phun trơn tranh ảnh, vệ sinh, thổi bụi,…
Cau Tao May Nen Khi Piston 6 Compressed
Máy nén khí piston

Mặc dù có những đặc điểm nổi bật khác nhau. Tuy nhiên cả hai loại máy nén khí có dầu và không dầu đều mang đặc trưng cấu tạo máy nén khí piston.

Mong rằng với thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giúp bạn hiểu hơn về các dòng khí nén piston.