Hướng dẫn phun sơn chống nóng mái tôn cho cả tôn cũ và mới

Phun sơn chống nóng mái tôn được các chủ xưởng sản xuất đánh giá là phương án có khả năng tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Thay vì phải mất nhiều tiền cho hệ thống phun sương làm mát, điều hòa bạn có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí và thời gian thi công nhanh chóng.

phun-son-chong-nong-mai-ton
Hướng dẫn quy trình sơn chống nóng mái tôn đạt chuẩn

Xem thêm:

Các dụng cụ cần có để phun sơn chống nóng mái tôn

Để quá trình phun sơn đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa phát sinh chi phí trong quá trình thi công. Đồng thời khi có đầy đủ dụng cụ giúp cho lớp sơn thành phẩm được đều hơn, phẳng hơn và tăng khả năng chống nóng bề mặt.

Các loại sơn chống nóng mái tôn được sử dụng phổ biến

Sơn chống nóng với khả năng giảm nhiệt từ 12 – 26 độ C giúp nhà xưởng trở nên mát mẻ hơn. Hiện nay trên thị trường có 3 loại sơn chống nóng được sử dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:

Sơn chống nóng mái tôn Kova

  • Tại mức nền nhiệt 60 độ C mái tôn có thể giảm 12 – 20 độ C, ở mức 45 độ C có giảm khoảng 5 – 8 độ C.
  • Sơn có khả năng bám chắc vào mái tôn, tăng khả năng chống nắng hiệu quả.
  • Bảo vệ rong rêu, nấm mốc gây han rỉ hay mục mái tôn.
phun-son-chong-nong-mai-ton-kova
Sơn chống nóng mái tôn Kova

Sơn chống nóng mái tôn Intek

  • Đây được đánh giá là loại sơn chống nóng có độ bám dính tốt nhất hiện nay.
  • Lớp sơn hạn chế bị han rỉ, rạn nứt và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
  • Độ bền của sơn lên đến 5 năm vừa giúp bảo vệ mái tôn vừa giúp tiết kiệm chi phí.

Sơn chống nóng mái tôn Insumax

  • Ngoài khả năng chống nóng, sơn có khả năng cách âm và chống ồn cực tốt. Từ đó hạn chế tiếng ồn do mái tôn gây ra.
  • Là loại sơn nhập khẩu nên độ bền cũng như tuổi thọ của sản phẩm cao.

Những thiết bị sử dụng để phun sơn chống nóng mái tôn

Sơn chống nóng mái tôn là điều kiện cần để phun sơn chống nóng nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Để quá trình phun sơn đạt hiệu quả cao bạn cần chuẩn bị thêm:

  • Máy bơm hơi phun sơn: được sử dụng để cung cấp khí nén cho súng phun sơn dùng hơi. Nếu bạn sử dụng để phun sơn tại gia đình thì có thể chọn các máy bơm khí nén mini dung tích từ 9 – 24 lít với mức giá chỉ từ 2 triệu. Tại các nhà xưởng diện tích phun lớn hơn nên chọn các máy nén khí piston dung tích từ 24 – 60 lít.
phun-son-chong-nong-mai-ton
Máy nén khí piston phun sơn
  • Súng phun sơn: nhất định không thể thiếu. Nên chọn súng và béc phun sơn công nghiệp để tăng tốc độ phun sơn, màu sơn phủ đều và đẹp hơn.
  • Giấy nhám hoặc máy đánh nhám: giúp loại bỏ bụi bẩn và các vết rỉ sét bám dính trên bề mặt tôn cũ.
  • Máy rửa xe: giúp làm sạch bụi bẩn trên mái tôn, tăng khả năng bám dính cho lớp sơn sau hoàn thiện.

Hướng dẫn phun sơn chống nóng mái tôn đạt chuẩn

Sơn chống nóng mái tôn có thể sử dụng được cả trên bề mặt tôn cũ và tôn mới. Tuy nhiên cách thức tiến hành sẽ khác nhau bởi đặc điểm của bề mặt mái tôn khác nhau.

Cách phun sơn chống nóng mái tôn với tôn mới

Với bề mặt tôn mới thi công, không bị rỉ sét bởi mưa nắng thì quá trình phun sơn diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Quá trình phun sơn chống nóng đối với bề mặt tôn mới bao gồm:

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Dùng máy rửa xe loại bỏ bụi bẩn bám dính trên bề mặt cần sơn. Những vị trí bị dột hoặc bị trám thì nên khắc phục luôn.

Phun Son Chong Nong Mai Ton (2)
Vệ sinh bề mặt sạch sẽ trước khi phun sơn

Bước 2: Phun sơn chống nóng

  • Khi bề mặt đã sạch và khô sẽ tiến hành sơn chống nóng. Số lớp sơn tùy thuộc vào nhu cầu, có thể từ 2 – 3 lớp.
  • Mỗi lớp sơn cách nhau từ 1 – 2 giờ để tăng khả năng bám dính và thấm từ từ vào bề mặt mái tôn.

Cách phun sơn chống nóng mái tôn với tôn cũ

Với mái tôn cũ thì quá trình thi công sẽ phức tạp hơn một chút bởi bạn phải loại bỏ hoàn toàn những vết rỉ sét có trên bề mặt. Cụ thể để quá trình chống nóng mái tôn bằng sơn chống nóng bạn nên thực hiện theo các thao tác sau:

Bước 1: làm sạch bề mặt

Sử dụng giấy nhám hoặc máy đánh nhám loại bỏ hoàn toàn những vết rỉ sét bám dính trên bề mặt. Bề mặt sạch thì lớp sơn chống nóng mới có thể bám dính chắc vào bề mặt mái tôn.

Bước 2: phun sơn lót bề mặt

  • Lớp sơn lót này là lớp sơn chống rỉ có khả năng chống rỉ sét bề mặt, tăng tuổi thọ cho bề mặt mái tôn.
  • Sơn lót có thể phun 1 – 2 lớp tùy nhu cầu. Chỉ phun lớp tiếp theo khi lớp sơn trước đã khô.
Phun Son Chong Nong Mai Ton (3)
Phun sơn lót chống rỉ tăng tuổi thọ mái tôn

Bước 3: phun sơn chống nóng mái tôn

  • Khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn sẽ tiến hành sơn chống nóng. Lớp sơn phủ này thường được thi công sơn 2 lớp để đạt hiệu quả chống nóng tối ưu.
  • Phun sơn đều tay, không phun quá dày hoặc quá mỏng ảnh hưởng tới khả năng chống nóng.

Chống nóng mái tôn bằng sơn chống nóng được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay và giúp tiết kiệm chi phí. Mong rằng với những thông tin về cách phun sơn chống nóng mái tôn mà chúng tôi vừa nêu trên có thể giúp bạn chủ động trong quá trình thi công của mình!